“Photoshop có thể làm nên những điều kì diệu thế nào với một bức ảnh, thì Auto-Tune cũng có quyền năng to lớn như thế đối với các bản thu âm”
Nó có thể chỉnh sửa giọng ca sĩ, loại bỏ mọi dấu vết “trần tục”, tông giọng được nâng lên hạ xuống cực chuẩn; kết quả cho ra một bản âm thanh hoàn hảo. Tóm lại, nếu như Photoshop đã biến được Thị Nở thành Thúy Kiều, thì Auto-tune cũng sẽ giúp cho… cho Chaien trở thành… 1 chàng ca sỹ.
Với khả năng kì diệu ấy, Auto-tune được sử dụng ngày càng phổ biến trong âm nhạc. Chắc chắn các bạn sẽ phải choáng ngợp và bị cuốn theo sự ma mị mà Auto-tune sẽ mang lại cho giọng hát của mình.
Ngày nay, ngoài việc sử dụng trên phần mềm, Auto-tune đã và đang được tích hợp sẵn trên các thiết bị như soundcard để đáp ứng được nhu cầu mà người dùng. Không những áp dụng cho các bản thu, Auto-tune hiện nay còn được nhiều các bạn trẻ đưa vào hát live để cải thiện âm thanh của mình bằng nhiều cách khách nhau
Bài viết dưới đây là những lưu ý khi các bạn sử dụng Auto-Tune cho việc hát live này:
1, Sử dụng các phiên bản 4, 5 của Auto-tune để tránh trễ tiếng
Chắc hẳn sẽ có người giống tôi, tôi luôn muốn tìm kiếm các phiên bản mới nhất vì đơn giản nghĩ rằng: Cứ mới là tốt. Tuy nhiên không phải vậy đâu, chí ít là trong vấn đề này.
Các bạn có thấy Auto-tune 8 rực rỡ không ?
Đúng là các phần mềm cải tiến lên trước hết bạn sẽ nhìn thấy 1 giao diện cực đẹp, cực bắt mắt và sâu trong đó là các chưng năng được cải tiến. Tôi đã từng trải nghiệm tất cả các phiên bản của Auto-tune trong lĩnh vực hát live và có nhận xét rằng:
Từ phiên bản 6 trở lên sẽ bị trễ. Tất nhiên đã có người hỏi tôi: “Tại sao vậy?”. Xin lỗi, tôi không thể giải thích cho các bạn được vấn đề này vì tôi không phải là người viết ra nó. Tôi chỉ là người sử dụng. Các bạn có thể tự kiểm chứng vấn đề này !
Tôi vẫn đang sử dụng song song 2 phiên bản Auto-Tune 4 và 8
Bản thân tôi vẫn đang sử dụng 2 phiên bản Auto-tune 4 và 8. Xét cho cùng khi hát live các bạn chỉ cần làm mềm, méo tiếng, chứ thực sự không cần các đến chức năng khác của Auto-tune. Nên việc sử dụng các phiên bản từ 5 trở xuống sẽ khó có thể ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của các bạn.
2. Tôi cần quan tâm đến những chức năng gì ?
Auto-Tune phiên bản 5
Khi hát live các bạn chỉ cần quan tâm đến các chức năng sau của Auto-Tune:
Key: Tone của bài hát
Scale: Hợp âm
Retune Speed: Độ méo của giọng. Càng thấp thì càng méo nhiều
Chọn tone của bài hát như thế nào ?
Đây có lẽ là vấn đề khó khăn nhất khi các bạn bắt đầu sử dụng Auto-tune. Một là giọng của bạn được đẩy lên tới nóc của thiên đường nếu các bạn chọn đúng Tone, còn ngược lại, nếu bạn chọn sai thì tôi sẽ tắt máy và đi ngủ đây. Giọng của bạn chẳng khác gì các "âm binh" đến từ địa ngục vậy.
Cách để chọn đúng Tone:
- Tra trên hopamviet.com
Truy cập vào trang: https://hopamviet.vn/
Tìm kiếm bài hát để tra hợp âm
Chọn bài hát: Các bạn nhớ chọn đúng bài hát. Và cũng lưu ý rằng đây là tone cho beat chuẩn mà chính ca sĩ đó hát. Nếu các bạn chọn sai beat thì có thể tone này sẽ không phù hợp.
Trong mục này, các bạn có thể thấy:
1: Bấm vào để nghe bài hát gốc: Như đã nói ở trên, khi hát bạn nên chọn đúng beat này
2: Chính là tone của bài hát, bạn cần chú các vấn đề sau:
A, B, C, D, E, F, G: Chính là tone A, B, C, D, E, F, G mà bạn chọn ở Auto-tune
Db, Eb, Fb, Ab, Bb hoặc D#, E#, F#, A#, B#: Chính là tone D-flat, E-flat, F-flat, A-flat, B-flat mà bạn chọn ở Auto-tune
Chữ “m”, ví dụ “Cm”: Thì tại mục Scale bạn chọn là: Minor, nếu không có: Chọn Major
Lưu ý 1: Không phải tone trên hopamviet.vn hoàn toàn đúng khi sử dụng với Auto-tune
- Tự mò:
Đọc đến đây, có lẽ có người sẽ nói rằng tôi thiếu chuyên nghiệp. Nhưng xét trên phương diện tôi không biết 1 chút gì về âm nhạc và như tôi đã chú ý ở trên rồi đó, không phải bài nào cũng có hay nếu có... thì có thể không chính xác trên https://hopamviet.vn/. Như vậy bài hát đó sẽ phải tìm ở đâu nếu các bạn chẳng biết gì về nhạc lý. Và lúc đó “mò” là cách tốt nhất. Dĩ nhiên sẽ mất kha khá thời gian của bạn nhưng liệu còn cách nào khác nữa chăng ?
3. Một số bài hát không phải chỉ có 1 tone
Tôi lấy ví dụ bài: Thất tình của Trịnh Đình Quang
Khi các bạn hát sẽ chọn là: Key B-flat thì các bạn sẽ hát rất chuẩn, nhưng đến đoạn điệp khúc cuối nếu như bạn cứ để tone này thì chắc chắn sẽ hát sai. Tại sao? Tại vì đoạn điệp khúc cuối đã được nâng 1 tone (các bạn nghe là các bạn sẽ biết), vậy các bạn khi hát đến đoạn này cũng phải nâng 1 tone ở Auto-tune nếu không muốn mọi người chạy toán loạn với giọng hát “tử thần” đó: nâng lên tone B.
4. Dòng nhạc nào nên kết hợp Auto-tune, dòng nhạc nào không?
Dòng nhạc Dân ca, nhạc vàng, nhạc đỏ… KHÔNG NÊN sử dụng. Tôi chỉ nói là không nên thôi, còn nếu các bạn muốn thì… cứ áp dụng nếu cảm thấy hay nhé.
Nhạc Remix, nhạc trẻ sôi động, tiết tấu nhanh, các bài hát không bị đổi tone nhiều giữa các câu chữ… NÊN kết hợp với Auto-tune.
5. Tôi nên để độ méo bao nhiêu là hợp lý ?
Chắc chắn nhiều bạn sẽ giống tôi, với những gì mà Auto-tune mang lại tôi luôn muốn âm thanh của mình thật là ảo để giải trí, thật là vui nhộn khi lần đầu nghe thấy âm thanh của mình như vậy. Tôi đã để độ méo nhiều nhất có thể. Với phương châm hát để giải trí cho một mình bạn nghe thì bạn để thế nào cũng được nhưng nếu các bạn muốn hát cho mọi người nghe thì bạn cũng nên lắng nghe ý kiến của mọi người nhé. Và câu hỏi: “Tôi nên để độ méo bao nhiêu là hợp lý?” thì tôi cũng chỉ có thể trả lời bạn là: “Tùy theo sở thích của bạn” *mặt cười*. Nếu không tự tin vào giọng hát của mình hãy cho thật nhiều.
KẾT LUẬN:
Ngày nay, giọng hát hay không phải là con đường duy nhất để chinh phục khán giả. Giai điệu hay, beat dồn dập đúng chất, bắt tai cũng là một cách để trở nên thành công trong âm nhạc. Chính vì vậy, Auto-tune được sử dụng ngày càng phổ biến không chỉ với giai điệu mà còn với cả giọng của ca sĩ để có được âm thanh hoàn mỹ về mọi mặt
Bất kì điều gì cũng có hai mặt. Vậy Auto-Tune được xem như vị cứu tinh hay là kẻ hủy diệt? Các bạn hãy tự trả lời cho chính bản thân của mình nhé !