Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

LỰA CHỌN PHẦN MỀM LÀM NHẠC PHÙ HỢP

Hiện nay, các phần mềm làm nhạc (digital audio workstation - DAW) mọc lên như "nấm" khiến cho các bạn vô cùng hoang mang trong vấn đề lựa chọn. Mỗi phần mềm có những điểm mạnh, yếu khác nhau mà chắc chắn bạn cần phải nắm rõ để có thể có thể đưa ra quyết định của mình. Dưới đây, tôi xin liệt kê một số phần mềm làm nhạc phổ biến nhất hiện tại, các thế mạnh của chúng. Hi vọng có thể giúp ích cho các bạn !
1, Ableton Live
Là phần mềm làm nhạc khá trẻ, phiên bản đầu tiên được giới thiệu vào năm 2001 và khá ít người biết đến tại Việt Nam.
Ableton Live đến nay là sự lựa chọn yêu thích của rất nhiều các DJ, Beat Maker, nghệ sĩ EDM với khả năng làm việc quá tuyệt vời với MIDI, LOOPs của nó.
Ableton Live: Phầm mềm làm nhạc khá ít người biết đến tại Việt Nam
Giao diện khác lạ cùng cách làm việc phá cách của Ableton Live đã tạo nên 1 đặc trưng “không giống ai”. Có thể nói, nếu bạn muốn chuyển sang Ableton Live từ 1 phần mềm làm nhạc khác, chắc chắn gần như bạn sẽ phải làm quen lại từ đầu thay vì chỉ chú ý đến một vài sự thay đổi nhỏ với các phần mềm khác.
2, Apple Logic Pro X
Logic Pro X là một ứng dụng biên tập nhạc chuyên nghiệp do Apple phát triển dành riêng cho nền tảng Mac. Ngoài việc sở hữu một giao diện tinh xảo tuyệt đẹp, tích hợp khá đầy đủ những chức năng chuyên nghiệp cần có cho việc biên tập nhạc, Logic Pro X còn cung cấp hẳn một kho nhạc cụ đa dạng kèm theo những hiệu ứng âm thanh của từng loại có thể tạo ra, tiện cho người dùng có thể tuỳ ý lựa chọn và áp dụng vào công việc của mình.
Nếu bạn đang sử dụng Mac, hãy chọn ngay Logic Pro X
3, Reaper
Đây chính là 1 con quái thu phòng làng phần mềm làm nhạc thế giới, nhưng để thuần phục được nó thì bạn phải mất khá nhiều thời gian. Nó khá khó sử dụng vì giao diện của nó rất hạn chế nhưng chức năng và hiệu suất làm việc thì không có từ nào có thể mô tả được.
Bạn đã từng nghe nói đến Reaper hay chưa ?
Tôi nói đến đây, chắc các bạn sẽ cảm tưởng như phần mềm này sẽ có dung lượng rất nặng phải không ạ ? Chuyện nói ra sau đây tưởng như là đùa, thật khó tưởng tượng nhưng lại là sự thật. Bộ cài của nó chỉ gói gọn tầm 10MB. Tôi nhắc lại 10MB chứ không phải 10GB nhé. 
Bạn có thể tin được 1 phần mềm làm nhạc đánh giá là “con quái vật” nhưng dung lượng bộ cài thì…
Cộng đồng của Reaper ngày càng đông đảo. Một khi đã trở thành tín đồ của Reaper thì họ thường rất trung thành và nhiệt huyết. Điều này chắc chắn là phải có lý do rồi. Các bạn hãy tự tìm hiểu nhé !
4, Phần mềm Cubase
Steinberg là hãng đi đầu trong lĩnh vực sản xuất phần mềm làm nhạc. Đây là 1 trong những phầm mềm làm nhạc phổ biến nhất tại Việt Nam. Và tôi cũng đang là 1 tín đồ của Cubase vì sự đa năng đến tuyệt vời của nó. Bạn có thể làm việc với Midi, Audio, hòa âm, phối khí, Thu âm, Mixing, Mastering…

Cubase 5 đang được sử dụng rất rộng rãi tại Việt Nam
Các phiên bản gần đây đã được Steinberg cải tiến rất nhiều về giao diện cũng như hiệu năng, quy trình làm việc. Bạn khó có thể tìm ra 1 phần mềm nào đã năng hơn Cubase.
Phiên bản Cubase 9 mới nhất của hãng Steinberg
5, Studio One
Studio One là 1 phần mềm làm nhạc của hãng phần cứng nổi tiếng presonus. Phần mềm này được coi là 1 trong những phần mềm làm nhạc trẻ tuổi nhất.
Studio One mang rất nhiều các ưu điểm của Cubase và Nuendo, kết hợp rất tốt với các chuẩn VST của Steinberg. Nhưng giao diện của nó khác xa với Cubase, nó tối ưu trong 1 màn hình. Điều này có thể gây khó khăn trong các thao tác làm việc của bạn.
Studio One: Mang rất nhiều các ưu điểm của Cubase, Nuendo của Steinberg
6, FL Studio
FL Studio được rất nhiều Beat Maker, EDM, Producer trên toàn thế giới yêu thích. Giao diện, chức năng, quy trình làm việc của FL studio cực kỳ phù hợp cho việc soạn nhạc, hòa âm phối khí trên máy tính và đặc biệt khi bạn làm việc nhiều với Loop. Hãy cho FL Studio 1 cơ hội, tôi tin là bạn sẽ không bao giờ thấy hối tiếc vì đã làm bạn với nó.
Nếu bạn muốn soạn nhạc, hòa âm phối khí hãy lựa chọn FL Studio
6, Pro Tools
Đối với các bạn đã từng tìm hiểu về phần mềm âm thanh, chắc không thể không biết đến ProTools, ProTools được coi là chuẩn công nghiệp thu âm, một trong những phần mềm phổ biến nhất nhất thế giới hiện nay dùng cho việc thu âm, lồng tiếng, sản xuất và mixing hậu kì của hãng audio Avid. Tính chuyên nghiệp và tiện dụng của nó giúp cho phần mềm này có được một thị phần cực lớn trong cuộc đua tranh khốc liệt với các hãng sản xuất DAW khổng lồ khác. Nó có các công cụ dành Mixing Audio cực rất mạnh tuy nhiên nếu sử dụng nhiều với Loop thì đây chưa hẳn đã là 1 sự lựa chọn hợp lý
Protool được xếp vào loại đắt đỏ, đòi hỏi tính tương thích cao về hardware cũng như control workstation.
Pro Tool từng được coi là chuẩn DAW
7, Nuendo
Chắc chắn khi bạn nhìn vào Nuendo thì bạn sẽ thốt lên rằng: “Ồ đây là Cubase mà”. Thực ra Nuendo và Cubase là anh em sinh đôi, cùng 1 mẹ Steinberg đẻ ra mà nhưng nếu để cho tôi lựa chọn giữa Cubase và Nuendo. Tôi chắc chắn sẽ lựa chọn Nuendo. Điều khác biệt gì mà cái giá mà bạn bỏ ra cho Cubase là 600$ còn Nuendo là 2000$ ?
Nuendo là 1 công cụ hậu kỳ với khả năng hỗ trợ video cực kỳ tốt, cực kỳ ổn định, khả năng kết nối phần cứng. Cubase có những gì thì Nuendo sẽ có những thứ đó, nghĩa là bạn có thể thu âm, mixing, hòa âm phối khí, Mastering….
Tôi luôn khao khát được sử dụng Nuendo 7 - phiên bản mới nhất
8, Adobe Audition
Đây là 1 phần mềm cũng rất rất phổ biến tại Việt Nam, với các bạn làm Audio nghiệp dư. Bạn có thể thu âm, Mixing, Mastering. Là một sự lựa CỰC TỐT đối với những người có mục đích thu âm đơn giản vì giiao diện rất đơn giản, khá dễ sử dụng, tiếp thu.
Tuy nhiên nếu bạn xác định đi theo con đường âm thanh chuyên nghiệp, hãy dừng ngay - nếu đang sử dụng hoặc bỏ qua ngay - nếu đang bắt đầu tìm kiếm phần mềm thu âm phục vụ lâu dài. Đừng nên mất thời gian với nó. Tôi nói như vậy không phải là nó dở. Mà nó chỉ tuyệt vời khi sử dụng với mục đích đơn giản.
Adobe Audition CC 2017
Tóm lại:
Trên đây, tôi đã giới thiệu cho các bạn 1 số DWA (phần mềm làm nhạc trên máy tính) phổ biến nhất hiện tại. Có thể còn một số phần mềm nữa mà tôi quên chưa kịp nhớ mong các bạn có thể bổ sung. Với nhiều phần mềm như thế này thì nó không khác nào 1 ma trận để các bạn lựa chọn cả.
Và hãy nhớ rằng: Khi chọn phần mềm bạn hãy nên xác định được:
- Mục đích của bạn là gì? Ví dụ bạn muốn thu âm mix nhạc đơn giản thì ĐỪNG NÊN chọn FL Studio.
- Tiềm năng sử dụng máy tính, tiếp cận với các phần mềm của bạn như thế nào ? Nếu bạn là người có kỹ năng không tốt về máy tính và cả các phần mềm thì tốt nhất bạn nên chọn các phần mềm càng đơn giản càng tốt
- Bạn có thời gian để học nó không ? Như tôi đã nói ở trên, có 1 số phần mềm cực kỳ khó sử dụng và bạn phải đổ 1 khoảng thời gian không hề nhỏ để sử dụng được nó
- Bạn có kiên trì không? Yếu tố này cũng rất quan trọng, nếu bạn không kiên trì, tốt nhất bạn hãy lựa chọn các phần mềm dễ sử dụng nhé
- Sự thích hợp với máy tính ? Rõ ràng rồi. Bạn sử dụng hệ điều hành Windows thì hãy quên đi Logic Pro X.

Ngoài ra, rất nhiều các bạn mới bắt có câu hỏi đặt ra: "Vậy phần mềm thu âm nào tốt nhất?"
Tôi xin trả lời ngay mà không phải suy nghĩ gì nhiều: KHÔNG CÓ phần mềm thu âm nào tốt nhấtchỉ có phần mềm thu âm PHÙ HỢP NHẤTTức là phù hợp với mục đích sử dụng với bạn mà thôi.





Share:
Google Account Video Purchases Việt Nam

Nhập để tìm kiếm

Số lượt xem tháng trước