Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

SOUNDCARD, AUDIO INTERFACES LÀ GÌ?

Hiện nay, khái niệm về Soundcard và Audio Interface đối với hầu hết mọi người đều đang có sự nhầm lẫn. Có những khách hàng có nói với tôi đại loại rằng: “Tôi chỉ sử dụng máy tính, không có Soundcard”
Lời đầu tiên tôi muốn chia sẻ để các bạn hiểu rằng: Khi các bạn sử dụng máy tính tức là bạn đang hàng ngày sử dụng Soundcard rồi đó. Nếu không có Soundcard thì chắc chắn bạn sẽ không thể nghe âm thanh (nhạc, phim…) hay video call, thu âm… được bằng máy tính của bạn. Phải vậy không ạ?
Audio Interface là thiết bị để kết nối microphone hay các thiết bị Audio khác (Guitar, Midi Control…) vào trong máy tính:
Sản phẩm ur44 Audio Interface
Hầu hết mọi người vẫn gọi Audio Interfaces  là Soundcard do có thói quen từ bên mảng thiết bị máy tính.
Đây mới là Soundcard nhé các bạn !
Những soundcard này có các cổng kết nối, xử lý âm thanh, chất lượng âm thanh… đều rất kém so với Audio Interface
Trong thế giới Audio chuyên nghiệp, nếu bạn có nghe ai đó nhắc đến Soundcard thì bạn hãy hiểu là người ta ta đang nói đến Audio Interface nhé.
Chúng ta cùng tìm hiểu về Audio Interface nào:
1, Chức năng:
Giúp chuyển đổi tín hiệu Analog (tín hiệu tương tự) từ Microphone hay các thiết bị Audio khác sang dạng Digital (tín hiệu dạng số) để máy tính có thể xử lý các tín hiệu này. Và được truyền tải qua các cách khác nhau như Firewire 1394, PCI, PCI Express, và chủ yếu hiện tại là truyền tải qua kết nối USB.
Các tín hiệu số đó được máy tính xử lý, và lại 1 lần nữa đi qua chính các cổng giao tiếp kể trên đến với Audio Interface và được chuyển đổi thành tín hiệu Analog và truyền đến Loa hay headphone phục vụ các bạn.

RME - Hãng âm thanh nổi tiếng chế tạo Audio Interface có bộ xử lí siêu mạnh mẽ

2, Cấp nguồn cho micro Condenser:
Nếu các bạn đang sử dụng micro condenser thì đừng lo, hầu hết các Audio Interface hiện nay sẽ đảm nhiệm việc này.

Hầu hết Audio Interface ngày nay có chức năng cấp nguồn Phantom 48V

3, Tiền khuếch đại (Pre Amp):
Các tín hiệu từ Micro Condenser chỉ là những tín hiệu điện cực nhỏ, muốn biến nó thành tín hiệu bình thường trước khi chuyển đổi thành tín hiệu số chúng ta cần khuếch đại nó lên hàng ngàn lần, máy tính của chúng ta không làm được điều này nhưng một Audio Interface thì hầu hết có tích hợp Pre Amp đi kèm.

Núm Gain Gain (Pre Amp) của một Audio Interface

4, Asio Driver
Mặc dù với máy tính chúng ta cũng có nhiều ứng dụng để khắc phục hiện tượng trễ tiếng như phần mềm Asio4all chẳng hạn, nhưng theo tôi nó chỉ là phương án chữa cháy tạm thời chứ hiệu quả không bao giờ bằng Asio các Audio Interface được
Asio của Audio Interface Focusrite

5, Có thể cung cấp cho bạn nhiều cổng In/Out
Giả sử bạn muốn thu Live cho cả một band nhạc có từ 2, 3 nhạc cụ trở lên, chắc chắn bạn sẽ cần một Audio Interface có nhiều cổng In/Out để phục vụ cho nhu cầu này, máy tính không thể đáp ứng được, chứ tôi chưa bàn tới chất lượng âm thanh thu vào.

Bạn có đủ điều kiện để mua nhiều microphone để kết hợp với Audio Interface này chứ ?

6, Các cổng MIDI và cổng số
Một Audio Interface chuyên nghiệp cung cấp cho bạn rất nhiều cổng giao tiếp như MIDI,các cổng Số nhiều chuẩn khác nhau ( optical,S/PDIF,AES/EBU) giúp chúng ta thuận lợi hơn rất nhiều trong việc ghép nối các thiết bị.
Đây là Focusrite Scarlett 18i20 (2nd Gen). Audio Interface chuyên nghiệp với rất nhiều những cổng tiện ích như MIDI và các cổng số Digital


Trên đây là những điều cơ bản nhất về soundcard và Audio Interface tôi muốn gửi đến các bạn. Những lợi ích của nó là không hề nhỏ khi các bạn đang muốn tìm hiểu sâu về âm thanh studio. Khi các bạn muốn đánh giá, hay lựa chọn Audio Interface (hay soundcard) phù hợp với bản thân của bạn thì hãy đừng quên những điều cơ bản này nhé. Chúc các bạn có thể tìm được 1 Audio Interface (soundcard) phù hợp với mình !
Share:
Google Account Video Purchases Việt Nam

Nhập để tìm kiếm

Số lượt xem tháng trước