Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

1 SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI THU ÂM

Xin chào các bạn, ngày hôm nay mình có mặt ở đây để chia sẻ cho các bạn 1 số những lưu ý đặc biệt khi thu âm. E hèm... Nhớ nhé... LÀ THU ÂM...

Chắn chắn 1 điều là các bạn hầu như ai cũng đã từng hát karaoke rồi đúng không? Bạn nghĩ rằng việc thu âm trong các Studio chuyên nghiệp hay thu âm tại nhà cũng đơn giản như việc hát karaoke vậy ư? Không! Khác hoàn toàn các bạn ạ. Dưới đây là những điều các bạn CẦN PHẢI ĐẶC BIỆT NHỚ trước và trong khi thu âm.
1, CHỌN THỜI GIAN THU ÂM PHÙ HỢP
TUYỆT ĐỐI KHÔNG thu âm khi mới ngủ dậy, đặc biệt là buổi sáng. Đó là lời khuyên mà mình dành cho các bạn. Vấn đề này có thể các bạn cũng đã biết đúng không? Mình không phải là chuyên viên chăm sóc y tế, hay chuyên gia để phân tích tại sao lại như vậy. Mà thực ra là không cần thiết, hãy thử rồi các bạn sẽ hiểu...
Mọi nỗi buồn rồi CŨNG SẼ QUA, chỉ có buồn ngủ là không BUÔNG THA TA ngày nào !
Khi ngủ dậy sức khỏe của bạn đang không được tốt
2, CHUẨN BỊ GIỌNG HÁT TỐT KHI THU ÂM
Trước khi thu âm, bạn hãy chuẩn bị 1 sức khỏe tốt và chăm sóc cổ họng của mình. Cố gắng ăn uống đầy đủ để có năng lượng, việc thu âm cực kỳ tốn sức đấy. Ngoài ra bạn cũng không nên uống nước lạnh, lúc đó cổ họng của bạn có lẽ sẽ co lại khiến cho bạn có thể khó hát đó. Không uống các đồ uống có ga... Ợ... ợ... ợ hơi...
Thay vào đó hãy thử dụng nước muối ấm, pha gừng thì càng tốt. Bạn hãy thử tham khảo trên mạng xem có những món đồ ăn, hay thức uống nào để giảm đờm, hay không...
TUYỆT ĐỐI không uống bia rượu, các chất kích thích, hút thuốc lá trước giờ thu âm. Có lẽ những nhà phê cần học không thích vấn đề này nhưng những đồ uống như thế này cần từ bỏ nếu như các bạn không muốn giết chế GIỌNG HÁT của bạn v.v...
Đừng hỏi mình làm sao để giọng hát trở nên trong trẻo khi mỗi ngày... kéo 2 bao thuốc !
3, CẦN PHẢI HẠN CHẾ TỐI ĐA TIẾNG ỒN
Đó là điều bắt buộc. Hãy tắt tất cả những nguồn gây ồn ảnh hưởng đến căn phòng thu âm của bạn khi có thể (tiếng quạt, tiếng điều hòa…). Việc thu âm cho 1 âm thanh sạch, không tạp âm vô cùng quan trọng. Dù bạn có hát hay đến đâu mà vẫn dính những tạp âp đó thì người nghe có cảm giác rất là tệ, như "đấm" vào tai người khác.
Nếu có những tiếng ồn mà không thể khắc phục được ở bên ngoài (từ đường phố chẳng hạn) thì bạn hãy tạo cho mình 1 ca-bin thu âm với những tấm mút tiêu âm. Thực sự mình khuyên các bạn nên làm 1 ca-bin nếu các bạn có điều kiện cũng như "ăn chơi" 1 chút, hehe. Âm thanh của bạn cực kỳ sạch. Sẽ không còn có 1 cái hiệu ứng "Reverb" mặc định nữa. 
Hay hàng xóm kế bên có đang "chình chịch chình chịch" thì mình cứ ở bên trong mà thu thôi. Kệ *** chúng nó. Việc ai nấy làm, nhưng giả sử không có ca-bin thì...thì sao nhỷ...
Tui đẹp trai không =)) Đùa thôi, nhìn cái ca-bin nhé
4, TƯ THẾ KHI THU ÂM
Đứng hay ngồi là tùy bạn. Điều quan trọng là cơ thể bạn phải có được 1 tư thế thoải mái, hít thở đều đặn. Bạn không nên để mic cao khiến mình với cổ, hoặc để mic thấp quá khiến phải cúi quá nhiều. Nếu mỏi khi phải thu âm lâu, bạn có thể thiết kế 1 chiếc ghế giống như trong các quán cafe. Tránh ngồi gập bụng để hát, điều đó sẽ ảnh hướng tới việc lấy hơi của bạn.

5, KHOẢNG CÁCH TỪ MIỆNG ĐẾN MICROPHONE BAO NHIỀU LÀ  HỢP LÝ?
Tùy thôi !
Bạn xem các video của ca sĩ họ thường thu cách cả nửa cánh tay và học theo thì thấy 1 kết quả là âm thanh rất bé… Vấn đề này bạn cũng cần phải biết là nó còn tùy thuộc vào soundcard, microphone, môi trường thu âm. Thu 1 khoảng cách xa như vậy khi bạn có 1 môi trường lý tưởng  không tạp âm, cũng như thiết bị tốt, nó sẽ làm cho âm thanh của các bạn "mềm" hơn khi để gần. Tuyệt đối không "dí" sát miệng vào mic tránh gây vỡ tiếng...
Vậy sóng thu vào tầm như thế nào là đủ. Hãy nhìn ảnh phía dưới để có thể tự nhận biết:


Sóng âm tầm như thế này là rất phù hợp

Cùng với việc điều chỉnh âm lượng mic trên soundcard, bạn cũng cần lưu ý miệng cách mic một khoảng phù hợp để có thể có được 1 sóng âm tốt như trên: Thường thì các bạn nên để miệng cách xa mic khoảng từ 15~25m tùy theo cường độ âm thanh của bài hát bạn hát
Trong lúc hát cũng không nên động đến mic hay chân mic để tránh rung động.  À, cũng đừng hôn mic, nhỡ đâu nó giật cho "vêu mồm" đấy =))
6, TRONG LÚC THU ÂM
- Tuyệt đối không sử dụng loa để thu âm - Quỳ lạy với những trường hợp như thế này. Bạn nên sử dụng tai nghe kiểu Close-back chứ không nên sử dụng kiểu Open-back nhé.
- Bạn có cần phải bật chế độ kiểm âm trực tiếp hay không? Cho 1 đống hiệu  ứng vào để hát cùng cho "feel"  không? (Tức là bạn hát vào mic thì bạn sẽ nghe thấy giọng của bạn trong tai nghe luôn, có thể có cả hiệu ứng)
Tùy bạn, tùy mọi người.
Hát hay không thôi là chưa đủ trong khi thu âm

Nhưng với mình, mình KHÔNG BAO GIỜ sử dụng chế độ kiểm âm trực tiếp đó. Tai nghe mình nghe thì cũng luôn để hở 1 bên, để miệng mình hát, 1 tai của mình có thể nghe thấy giọng trực tiếp từ miệng mình. Mình cảm thấy như thì có thể điều chỉnh được âm thanh tốt nhất trong khi hát. Còn các bạn thấy thế nào?
- Không nên thu 1 phát xong cả bài: Rất thiếu chuyên nghiệp. Các bạn cần chia đoạn ra để thu, "chia để trị", hãy hát thật tốt từng đoạn. Thu ở nhà mà, thích mai thu cũng được. Nhưng cần chú ý khi hát nối: Các đoạn chịa nhỏ thì các bạn cũng cần phải hát nối sao cho đúng tone, đúng sắc giọng
- Nghe lại để kiểm tra, thu âm lại nếu cảm thấy chưa tốt.
Khi thu âm tại nhà thì bạn hoàn toàn làm chủ “phòng thu” bạn cứ làm đi làm lại những đoạn mà bạn cảm thấy chưa ưng ý. Việc làm này không những sẽ làm âm thanh tốt hơn mà còn làm cho công đoạn mixing của bạn trở nên đỡ vất vả hơn.
- Không chép miệng khi thu: Đây là vấn đề thường gặp với những bạn mới bắt đầu thu âm, chép miệng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bản thu.

Với những chia sẻ này, mình chắc chắn sẽ giúp các bạn có 1 chất lượng âm thanh tốt nhất khi thu âm kể cả ở gia đình hay ở Studio. Có thể vẫn còn thiếu sót mong được sự góp ý từ mọi người, hãy chia sẻ với mọi người những bí quyết hay giúp cải thiện chất lượng âm thanh nhé !

Share:
Google Account Video Purchases Việt Nam

Nhập để tìm kiếm

Số lượt xem tháng trước